4 lầm tưởng của nhiều mẹ Việt

Những lầm tưởng này thường do thế hệ trước truyền đạt lại nhưng có vẻ rất nhiều người tin tuyệt đối.

Không hiểu bắt nguồn từ đâu, nhiều bà mẹ có những suy nghĩ chưa thật sự đúng về cơ thể con, cách chăm sóc và sự phát triển của con. Và từ người này qua người khác, cứ thế truyền tai nhau, dẫn đến ngày càng có nhiều lầm tưởng về trẻ sơ sinh. Dưới đây bao phu nu chia sẻ những thông tin đúng được đưa ra bởi bác sĩ Andrew Adesman – trưởng khoa Nhi bệnh viện Schneider (New York).

Lầm tưởng 1: Mỗi ngày bé cần đi ị ít nhất một lần

Nếu một ngày thấy con không ị, ba mẹ cứ cuống lên sợ ruột con bị làm sao, hay là con bị táo bón rồi. Theo bác sĩ Andrew Adesman, trong khoảng 2-3 tháng đầu, bình thường bé có thể ị mỗi ngày một lần, nhưng nếu vài ngày mới đi một lần cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Hãy lưu ý khi con đi một cách khó khăn và không đều đặn, hoặc nhìn thấy máu trong tã của con. Lúc này bé đã thật sự gặp vấn đề và bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

Lầm tưởng 2: Bé cần được tắm hằng ngày

Tắm sẽ làm mất độ ẩm trong làn da mỏng manh của bé, làm da bị khô và kích thích. Thêm vào đó, cho bé gái ngâm mình trong bồn tắm có xà phòng có thể khiến bé bị nhiễm trùng đường niệu đạo. Chỉ cần bạn giữ sạch sẽ cho các khu vực tã, cổ và những vùng da có nếp gấp thì mỗi tuần tắm cho bé 2-3 lần là được rồi. Nếu bé thích tắm bồn? Đừng cho sữa tắm vào nước để bé được tắm và chơi thỏa thích.

4 lầm tưởng của nhiều mẹ Việt

Lầm tưởng 3: Những bé đạt được những cột mốc phát triển đầu tiên sớm là có năng khiếu

Thật ra tốc độ phát triển thể chất của mỗi bé một khác nhau, có bé nhanh, có bé chậm, đó là điều bình thường. Tốc độ phát triển nhận thức cũng vậy. Và điều này chưa được chứng minh là có liên quan đến thành tích học tập sau này hay những thành tựu mà bé sẽ đạt được trong tương lai.

Lầm tưởng 4: Chạm vào thóp của em bé sẽ làm tổn thương não

Đây có thể được xem như “vùng cấm” nguy hiểm của các vị phụ huynh, và không ai được phép chạm vào. Trên thực tế thì không quá nguy hiểm như vậy và não của bé đang được bảo vệ rất tốt. Thóp sẽ được “đóng lại” khi bé được khoảng một năm tuổi, những điểm yếu khác nhỏ hơn ở phía sau đã được đóng lại khi bé được hai hoặc ba tháng.