Bật mí 3 ngày đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo năm nay

Năm Đinh Dậu nên cúng ông Táo ngày nào? Nên làm lễ cúng ông Công ông Táo vào giờ nào thì tốt nhất? tử vi 2018 sẽ tiết lộ câu trả lời giúp các bạn nhé.

Theo các chuyên gia tâm linh, trong tháng Chạp năm Đinh Dậu có 3 ngày tốt để cúng Táo quân, sẽ mang tới cho gia chủ nhiều điều may mắn tốt lành trong năm mới. Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết năm Đinh Dậu nên cúng ông Táo ngày nào là tốt nhất thì hãy tham khảo nhé.

Theo lời giải thích của các chuyên gia nghiên cứu tâm linh, tốt nhất nên làm lễ cúng Táo quân vào ngày 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ), bởi đó là lúc vừa vào tiết Lập Xuân, khí trời tươi mới, rất phù hợp để tiễn ông Táo về trời.

Cúng ông Công ông Táo giờ nào chuẩn nhất? Với ngày 22 tháng Chạp, nên làm lễ cúng trong hai khung giờ là giờ Ngọ (11 – 13h) và giờ Mùi (13-15h) là tốt nhất. Tuy nhiên, riêng ngày tuổi Tý không nên làm lễ cúng tạ Táo vào ngày 22 tháng Chạp bởi đó là ngày kị tuổi với con giáp này.

Ngày cúng ông Công ông Táo tốt thứ hai là ngày 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn). Trong ngày 20 tháng Chạp, gia chủ nên làm lễ cúng tiễn Táo quân về chầu trời vào khung giờ Tị (9 – 11h) hoặc giờ Mùi (13 – 15h). Hôm đó là ngày kị tuổi với người sinh năm Tuất nên con giáp này nên tránh làm lễ cúng vào ngày 20 tháng Chạp.

Ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ cúng Táo quân cổ truyền. Với ngày này, theo tử vi năm 2018 tất cả các tuổi đều có thể yên tâm làm lễ cúng ông Công ông Táo về trời mà không phải lo lắng chuyện kị tuổi.

Theo quan niệm dân gian, giờ cung tiếnTáo quân về trời đẹp nhất là giờ Ngọ (11 – 13h), tức giờ Long Mã hay còn gọi là giờ Ngọ hóa Rồng, là thời điểm mà chư Phật thần linh thụ lộc, gia chủ nhờ thế mà cũng được các vị thần linh ưu ái hơn.

Chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân, lệ thường mọi nhà đều sắm 3 bộ mũ áo mới, 2 bộ cho 2 ông và 1 bộ cho bà Táo. Ngoài ra, tùy theo vùng miền mà người dân sẽ sắm thêm ngựa mã (miền Trung) hoặc cá chép (miền Bắc) để làm ngựa cho các Táo cưỡi lên thiên đình. Tiền vàng mã sắm sửa tùy tâm, riêng cá chép có thể chọn cá thật hoặc cá chép giấy.

Mâm cỗ cúng Táo quân có thể là lễ chay hoặc lễ mặn, nhưng không được thiếu nhang đèn, hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, trầu cau, rượu… cùng 3 bộ mũ áo, hia hài cho các Táo, tiền vàng mã, cá chép và sớ cúng Táo quân.

Cá chép phóng sinh nên chọn con cá khỏe mạnh, bơi nhanh quẫy mạnh thì tốt hơn là cá to mà khù khờ. Cá chép hóa rồng đưa các Táo bay về chầu trời, gia chủ nên chú ý lựa chọn cá cho phù hợp. Khi làm lễ cúng, thả cá vào chậu nước, bát nước đặt dưới ban thờ hoặc cạnh mâm cỗ cúng, nhớ không bày cá sống lên ban thờ.

Mâm cỗ cúng Táo quân có thể ít món, có thể nhiều món tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, nhưng nhất thiết phải thể hiện được sự trang trọng, bày tỏ được tấm lòng thành của gia chủ. Các món ăn từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó không nên đem làm đồ cúng. Vàng mã cũng tránh mua quá nhiều, vừa tốn kém lại vừa ô nhiễm môi trường.