Big C ‘đuổi khéo’ hàng Việt: Phải dựa vào chính mình

Theo chuyên gia, doanh nghiệp Việt cần chủ động lập chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thay vì thông qua các đại siêu thị.  Xem thêm kết quả xsmn tại đây. 

Liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp nông sản thực phẩm bị hệ thống siêu thị Big C làm khó khi tăng mức chiết khấu lên quá cao, chuyên gia kinh tế – TS Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng, động thái của các ông chủ Big C cho thấy mục đích của họ là để loại hàng Việt ra khỏi hệ thống siêu thị này, ưu tiên cho hàng Thái Lan và đây là sự cảnh báo cho 3 đối tượng:

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp Việt Nam, từ trước tới nay để hàng hóa vào được Big C, Co.opmart, Vinmart…, các doanh nghiệp vẫn phải mất chiết khấu, tuy nhiên, với mức nâng quá cao của Big C hiện nay rõ ràng lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản, nông sản bị giảm, đồng thời tính cạnh tranh của họ cũng bị suy yếu ngay trên chính thị trường Việt Nam.

Thứ hai, đối với cơ quan Nhà nước, đây là lúc các cơ quan Nhà nước bao gồm các cơ quan có thẩm quyền (Sở, ban ,ngành), đặc biệt là Sở Công thương trên địa bàn các tỉnh thành, phải đứng ra bảo vệ các doanh nghiệp trên chính thị trường Việt Nam khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức có hiệu lực từ năm 2016.  Cập nhật ket qua xo so hom nay tại đây.

n
Người dân mua sắm trong siêu thị Big C

“Bây giờ mới chỉ là hàng Thái Lan, sắp tới còn hàng loạt hàng hóa của các nước Đông Nam Á khác nhảy vào, từ Campuchia đến Lào, đặc biệt là hàng Singapore. Chưa kể sắp tới TPP có hiệu lực, hàng hóa của các nước mạnh sẽ xâm nhập thị trường Việt Nam

Đây là một phép thử cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là Sở Công thương trên các địa bàn mà siêu thị Big C đang đóng, phải có chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp. Các bạn quan tâm xo so mien bac hom nay xem chi tiết tại đây. Chẳng hạn, trực tiếp làm việc với Big C, khi ấy thế của doanh nghiệp Việt sẽ mạnh lên rất nhiều so với lúc họ đơn thương độc mã, mức chiết khấu khi ấy chắc chắn sẽ giảm xuống, không thể có chuyện người Thái vào thị trường Việt Nam muốn làm gì thì làm.

Về phía các hội, gồm hội của các nhà sản xuất, hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần tham gia và có tiếng nói hỗ trợ doanh nghiệp”, TS Bùi Quang Tín đề xuất.

Thứ ba, đối với người tiêu dùng, khi mức chiết khấu tăng lên, hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàngViệt Nam chất lượng cao sẽ càng ít có mặt tại các siêu thị, nhất là Big C. Trong khi đó hàng Thái Lan khi nhập vào Việt Nam chủ yếu đi theo con đường tiểu ngạch, còn hàng chính ngạch đã vào các nhà hàng, quán bar lớn.

Riêng với hệ thống siêu thị Big C, theo thông tin TS Bùi Quang Tín có được, hàng Thái Lan tại đây chủ yếu là hàng tiểu ngạch và chất lượng không hơn hàng Việt Nam là mấy, thậm chí có mặt hàng thương hiệu và chất lượng thua xa hàng Việt Nam. Điều ấy khiến người tiêu dùng Việt Nam phải chịu thiệt thòi.

Theo tờ soi cau mien bac, chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín khẳng định: “Doanh nghiệp Việt phải tự dựa vào chính mình, mà vấn đề quan trọng nhất là thành lập chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thay vì thông qua các đại siêu thị như thời gian qua, đặc biệt là qua các siêu thị vừa được các đại gia Thái Lan thâu tóm.

Chính các doanh nghiệp trong nước sẽ mở ra siêu thị của mình. Như Co.opmart hiện nay làm rất hiệu quả nhưng chưa đủ vì đây vẫn là một đơn vị cung cấp hàng cho người tiêu dùng, chưa phải là tất cả.

Để hình thành chuỗi cung ứng, bản thân các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng về vốn, lãi suất, từ cơ quan có thẩm quyền (hỗ trợ mức thuế; hay trong quá trình cạnh tranh xảy ra vấn đề gì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ ra sao…)”.

Giành lại thị phần từ tay người Thái

Nói thêm về trường hợp của Coopmart, TS Bùi Quang Tín cho biết, so với các hệ thống siêu thị hiện nay, về hình thức Co.opmart là công ty cổ phần nhưng vốn của Nhà nước vẫn là chính, xét về mặt chính sách, Co.opmart được coi là một trong những siêu thị tốt nhất ở Việt Nam hiện nay, từ chất lượng sản phẩm (họ lựa chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, thương hiệu uy tín), tỷ lệ chiết khấu thấp hơn nhiều so với Big C.

“Đây chính là sự hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, chưa kể họ còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, quá trình cung ứng, vận chuyển”, TS Tín nói thêm.

Vị chuyên gia cũng bày tỏ niềm tin vào hàng Việt dù hiện nay Việt Nam đã mất quá nửa thị phần bán lẻ, trong đó chủ yếu là rơi vào tay người Thái.

“Hiện nay bên cạnh Big C, Metro, trên top 10 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam vẫn có hai đơn vị là Vinmart và Co.opmart. Tuy nhiên, sắp tới, để bảo vệ thị phần của mình tại chính thị trường trong nước, rõ ràng các doanh nghiệp Việt còn quá nhiều việc phải làm.

Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng hóa cho siêu thị rất cần sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước. Bản thân vị thế của các doanh nghiệp rất yếu khi đi đàm phán mức chiết khấu với các đại gia siêu thị nước ngoài, không những thế họ còn cần sự hỗ trợ trong chính sách cho vay vốn, các gói ưu đãi… để giữ lại thị phần”, TS Bùi Quang Tín chỉ rõ.

Cũng theo TS Tín, doanh nghiệp Việt cần biết tận dụng thời cơ sau khi truyền thông lên tiếng về chất lượng của hàng Thái Lan. Theo đó, các doanh nghiệp nên thông qua nhiều kênh thông tin để tiếp tục quảng bá hàng Việt. Ngay cả cơ quan nhà nước cũng cần tham gia vào quá trình này, thành lập các điểm bán hàng chất lượng cao.

“Tôi tin rằng cuối cùng người Việt Nam sẽ vẫn dùng hàng Việt Nam, nhưng quan trọng là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng hàng hóa. Vị trí và thị phần hàng Việt Nam chưa mất dù nhiều người có thể lo lắng khi nhìn vào các con số thống kê, trong đó có hàng Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam trong mấy tháng đầu năm 2016.

Người ta lo ngại cũng là dễ hiểu vì trước nay người dân Việt Nam vốn chuộng hàng ngoại, nhưng hàng ngoại cũng có nhiều loại. Việt Nam đã có nhiều thương hiệu hangfchất lượng cao, tại sao người dân vẫn chưa tin dùng? Vấn đề ở chỗ, các doanh nghiệp ngoại làm thương hiệu, marketing rất tốt, đánh vào tiềm thức của người tiêu dùng, trong khi đây lại chính là điểm yếu của doanh nghiệp Việt.