Các trường đại học bất ngờ không bỏ khối thi

Theo công văn mới nhất của Bộ GD-ĐT gửi các trường đại học, cao đẳng, kỳ tuyển sinh 2015 vẫn sẽ duy trì khối thi A, B, C, D… như mọi năm.

20120605-110433-1-bieu-tinh1

Ngày 9/9, trong buổi họp báo quý III, Bộ GD-ĐT đã công bố phương án tổ chức kỳ thi quốc gia chung để xét điểm thi 2015 tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Theo đó, diem thi vao lop 10 2015 trước ngày 1/1 hàng năm, các trường phải công bố mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh. Ngoài 4 môn bắt buộc trên, thí sinh có quyền đăng ký thêm các môn còn lại của kỳ thi chung để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ theo yêu cầu của từng ngành đào tạo do trường quy định trong đề án tuyển sinh riêng.

Như vậy, việc tổ chức kỳ thi quốc gia chung này sẽ xóa bỏ khối thi truyền thống như trước đây. Để có nhiều cơ hội tuyển sinh vào các trường đại học khác nhau, thí sinh có thể đăng ký nhiều môn thi và tra diem thi tot nghiep năm nay.

Tuy nhiên, trong công văn mới nhất gửi các đại học, cao đẳng, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường sử dụng kết quả của kỳ thi quốc gia chung xác định tổ hợp kết quả các môn thi tương ứng với khối đã thực hiện như các năm vừa qua để xét tuyển.

Điều này có nghĩa, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 vẫn tồn tại khối thi truyền thống như A, B, C, D…

Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), lý giải đây là năm đầu tiên triển khai một kỳ thi quốc gia với hai mục đích. Nhưng thực tế, lâu nay để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, học sinh đã chuẩn bị ôn thi theo các khối thi ngay từ khi bước chân vào THPT, nghĩa là thí sinh thi năm 2015 đã ôn luyện theo khối thi từ ba năm trước.

Hơn nữa, việc xác định môn thi dùng để xét tuyển ngoài mục tiêu tạo điều kiện để các trường lựa chọn được phương án phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, còn phải bảo đảm không gây khó khăn cho thí sinh đã ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.

Do đó để không gây hoang mang, lo lắng cho thí sinh, Bộ quyết định các trường vẫn phải duy trì các tổ hợp môn theo khối thi truyền thống để xét tuyển.

Trong văn bản này, Bộ GD-ĐT còn cho phép các trường có thể xác định các tổ hợp môn thi khác để xét tuyển theo nguyên tắc: đối với các ngành năng khiếu sử dụng kết quả một môn văn hóa kết hợp với điểm thi năng khiếu; còn các ngành khác phải dùng kết quả ít nhất 3 môn, trong đó phải có Văn hoặc (và) Toán.