Những loại rau củ quả mọc mầm có lợi cho sức khỏe

Nhiều người cho rằng những thực phẩm khi đã mọc mầm sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng, sinh ra độc tố ví dụ điển hình như khoai tây mọc mầm, lạc mọc mầm… Tuy nhiên, điều này không đúng với một số loại thực phẩm sau.

Đậu tương

Các nghiên cứu đã chứng minh: hàm lượng chất béo và hàm lượng đường sẽ giảm sau khi đậu tương mọc mầm; trong khi đó lượng protein, isoflavones, vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác lại tăng lên.

Tỏi

Nhiều người nghi ngờ rằng liệu tỏi sau khi nảy mầm có thể ăn được không. Nếu tỏi nảy mầm, miễn là tỏi không thay đổi màu sắc hoặc bị nấm mốc, bạn có thể ăn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra tỏi có nồng độ chất chống oxy hoá cao hơn tỏi tươi, thậm chí là chống ung thư, chống lão hóa rất tốt cho sức khỏe.

Đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao. Sau khi nảy mầm, các chất dinh dưỡng lại càng nhiều hơn. Có thể thấy mầm đậu nành dễ ăn hơn có tác dụng tốt hơn, đặc biệt với người có chức năng tiêu hóa không tốt.

 

Đậu Hà Lan

Theo những tin tức mạng xã hội cho biết Hàm lượng carotene trong đậu Hà Lan có thể đạt tới 2700 microgram/ 100gram, gấp 27 lần so với việc chúng ta ăn rau quả. Do chu kì sinh trưởng của mầm đậu ngắn, không cần phải bón phân và phun thuốc mới có thể bảo đảm chất lượng và năng suất. Vì vậy, về cơ bản mầm đậu hà lan là loại thực phẩm sạch, độ an toàn tương đối cao, nên khuyến khích sử dụng.

Khoai lang

Khoai lang mọc mầm không sinh ra chất độc, nhưng khi đó rất dễ sinh ra nấm mốc. Nếu trên vỏ khoai lang có những đốm nâu hoặc đen, đó là hiện tượng bị nhiễm bệnh đốm đen. Bệnh đốm đen sẽ sinh ra một số độc tố, như: ipomeamarone, một chất khiến khoai có vị đắng (khoai hà), chất độc này ngay cả khi bạn chế biến thì hoạt tính sinh vật của nó cũng không bị phá hủy.

Hạt tam giác mạch

Các nghiên cứu từ sản phẩm công nghệ mới nhất của Mỹ  cũng phát hiện ra rằng hạt cây tam giác mạch nảy mầm có khả năng làm hạ huyết áp, ức chế gan nhiễm mỡ. Và với hàm lượng chất xơ trong khẩu phần tăng lên, giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.