Sức hút cơn lốc mang tên trà sữa tại Việt Nam

Tổng chi phí để làm ra một ly trà sữa rẻ hơn rất nhiều so với các loại thức uống khác như cà phê hay sinh tố, nước ép… Kinh doanh trà sữa được cho là loại hình siêu lợi nhuận.
Không chỉ khu trung tâm quận 1, khu vực Phan Xích Long (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cũng đang được gọi là “thiên đường” trà sữa. Các thương hiệu lớn đều góp mặt trên con đường này.
Cơn sốt trà sữa xuất hiện ở Việt Nam đã lâu, nhưng chưa bao giờ thị trường trà sữa Việt lại sôi động như ngày nay, khi có sự góp mặt của nhiều thương hiệu đến từ các nước trên thế giới như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia… Hầu như trên mọi con phố lớn tại Hà Nội đều xuất hiện bóng dáng của những quán trà sữa với đủ thương hiệu lớn nhỏ. Những cung đường được xem là thế giới trà sữa như Tô Hiệu, Nguyễn Khánh Toàn, Xã Đàn… trở thành điểm đến “nhẵn mặt” với giới trẻ.

thi-truong-tra-sua-tai-viet-nam

Điều gì khiến cho thức uống được pha chế từ 2 nguyên liệu chính là trà và sữa “sốt” trở lại? Và tại sao những quán trà sữa mới tiếp tục được đầu tư và mọc lên “nhan nhản” dù số lượng quán đã vô cùng đông đảo
3 năm mở 100 cửa hàng

Có thể bạn quan tâm: Cách làm trà sữa trân châu bán

Tại sao Tealive quyết định gia nhập thị trường trà sữa tại Việt Nam, thưa ông?

Trước tiên, tôi rất thích Việt Nam và tôi nghĩ rằng, văn hóa Việt Nam cũng khá gần với Malaysia. Tôi thường xuyên đi du lịch Việt Nam trước khi chúng tôi quyết định đầu tư tại đây. Cách đây 4 năm khi tôi đến Việt Nam, thị trường còn quá mới, chưa phải là thời điểm đúng để chúng tôi tiến hành đầu tư.

Cuối cùng thì chúng tôi cho rằng, năm nay là thời điểm chín muồi cho việc xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tôi cũng là một người rất yêu trà. Tôi biết trà là một thị trường lớn, tiềm năng. Tôi luôn cảm thấy là chúng tôi cần hướng tới phong cách uống trà hiện đại cho tất cả mọi nơi trên thế giới, nhưng tôi thấy đất nước đầu tiên chúng tôi nên đầu tư, bên cạnh Malaysia, là Việt Nam.