Tình trạng luyện thi trung tâm đã giảm dần

Theo thong tin tuyen sinh về kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới có nhiều thay đổi về hình thức thi và xét tuyển nên nhiều thí sinh đã lựa chọn cho mình hình thức ôn thi khác làm cho tình trạng luyện thi trung tâm có phần giảm bớt

thong-tin-tuyen-sinh-ky-thi-quoc-giaNhững ngày gần đây, dạo quanh các trung tâm luyện thi tại TP.HCM sẽ dễ dàng nhận thấy tình trạng vắng lặng, thay vì tấp nập người đến đăng ký luyện thi như những năm trước. Nhiều trung tâm lớn, hoạt động nhiều năm cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH chất lượng cao Tô Hiến Thành, Q.10 hiện chỉ có khoảng hơn 200 học viên luyện thi. Trong khi đó, số lượng này cùng kỳ năm trước vào khoảng gần 400. Theo ông Nguyễn Hòa, Giám đốc trung tâm, năm nay giảm hơn 30%. “Nhiều ngày chỉ có gần 10 người đến đăng ký trong khi các năm trước, những ngày sau tết, nườm nượp người ngồi chờ, chật cả văn phòng, tràn ra cả lối đi”, ông Hòa nói. Hầu hết các trung tâm luyện thi ở khu vực Q.1, Q.5… đều trong tình trạng tương tự. Quản lý một trung tâm luyện thi chất lượng cao tại Q.1 cho biết: “Năm trước trung tâm tôi chiêu sinh được khoảng 300 học viên nhưng cùng kỳ năm nay chỉ được khoảng 150”.
Những người phụ trách trung tâm luyện thi ĐH cho rằng năm nay không nhiều học sinh (HS) lớp 12 đăng ký luyện thi. Tại một trung tâm ở Q.1, năm trước có khoảng 50% HS lớp 12 đến luyện thi thì đến nay chưa đến 10%. Còn Trung tâm Tô Hiến Thành nêu trên hầu như không có trường hợp nào là HS lớp 12. Hơn 200 học viên đang luyện thi tại trung tâm này đều là thí sinh tự do.
Chỉ có học sinh khá, giỏi mới luyện thi ?
Nhiều lãnh đạo trường THPT tại TP.HCM cho biết khuynh hướng luyện thi của HS lớp 12 có sự thay đổi rõ rệt.
Những năm trước HS chủ yếu luyện thi ĐH với các giáo viên có uy tín, có kinh nghiệm của các trung tâm luyện thi hay tại các trường ĐH thì năm nay phân hóa theo mục tiêu. Ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết: “HS lớp 12 của trường phân chia 2 nhóm rõ ràng. Nhóm có học lực khá, giỏi có ý định đăng ký dự thi ĐH, chiếm khoảng 40% tìm các giáo viên có uy tín để ôn thi. Còn khoảng 60% HS đăng ký học tập trung tại trường với mục đích tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH có sử dụng kết quả học bạ”.
Ông Nguyễn Phạm Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Bình (Q.Tân Phú), cho rằng HS có ý định sử dụng học bạ xét tuyển vào ĐH, CĐ có tâm lý học ôn tại trường với chính giáo viên đang dạy để hy vọng được châm chước, đẹp học bạ nhằm chiếm ưu thế khi xét tuyển. Một giáo viên chuyên luyện thi tiếng Anh tại Q.1 (TP.HCM) thông tin: “Những năm trước, vẫn có HS học lực trung bình tới đăng ký ôn luyện thi ĐH nhưng năm nay, số HS này giảm hẳn. Tôi đang băn khoăn không biết có phải do quy chế tuyển sinh ĐH thay đổi, HS có thể sử dụng học bạ để xét tuyển nên chỉ cần ôn tập trong trường để đạt tốt nghiệp hay không?”.
Ông Nguyễn Hòa cũng cùng nhận định: “Việc một số trường ĐH, CĐ xét đầu vào căn cứ trên học bạ nên hầu hết HS học thêm tại trường, với chính giáo viên của mình để mong muốn… làm đẹp học bạ về điểm số”.
Thực tế này cũng khiến nhiều người lo ngại sẽ làm lệch lạc mục tiêu xét tuyển vào ĐH dựa trên kết quả học bạ. Một hiệu trưởng cho rằng các trường công lập có thể đảm bảo tính an toàn, nghiêm túc, chỉ lo ngại khối các trường ngoài công lập. “Có thể để thu hút HS, một số trường sẽ dễ dãi với giáo viên, với HS để học bạ các em có điểm và nhận xét tốt dẫn đến tỷ lệ vào ĐH, CĐ cao”, vị này nói.

Mời các bạn tham khảo thêm về đề thi thử đại học môn toán 2015 tại đây