Vợ chồng lục đục vì kiêng cữ “lạ đời” trong tháng tảo mộ

Năm nay tiết Thanh minh bắt đầu vào ngày 5/4 kéo dài đến 20/4 dương lịch. Để tránh xui xẻo và những vận hạn đen đủi, nhiều gia dinh quan niệm trong tháng Thanh minh chỉ nên ăn chay niệm Phật, kiêng làm những việc lớn như mua nhà, dọn nhà, mua sắm quần áo…

Việc đi tảo mộ không cần quá cầu kỳ. Ảnh: TL
Việc đi tảo mộ không cần quá cầu kỳ. Ảnh: TL

Xấu tốt cốt ở cái tâm

Theo bao phu nu, chị Nguyễn Thị Hằng (ở Hà Đông, Hà Nội) dù đã mua được nhà mới, lại đến hạn trả nhà thuê nhưng chị vẫn chưa muốn chuyển. Chị cho rằng tháng Thanh minh cũng giống tháng “cô hồn”, các linh hồn hiển hiện khắp nơi, nếu chuyển nhà vào thời điểm này dễ kinh động đến người đã mất nên không tốt. Điều này làm cho gia đình anh chị lục đục, “cơm không lành, canh chẳng ngọt”. Còn nhà anh Chu Văn Thành (ở Hưng Yên) cũng vì quan niệm tháng Thanh minh không may mắn nên bỏ lỡ cơ hội mua mảnh đất giá rẻ.

Chia sẻ về những kiêng cữ “lạ đời” trên, TS Vũ Thế Khanh – Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho rằng, những quan niệm đó chỉ là của những người mê tín. Mọi người thường chỉ hay kiêng làm việc lớn vào tháng 7 vì cho rằng đây là tháng “hàng mã”. Mà hàng mã thì dễ khiến người ta liên tưởng đến những vật dụng mau hỏng, rẻ tiền, không chất lượng, giả tạo, mua bán cái gì cũng chỉ là tạm bợ… Các bạn xem boi tinh yeu tại đây. Chứ từ xưa tới giờ chưa thấy ai có kiêng kị trong tiết Thanh minh. Tháng Thanh minh tiết trời trong sáng là dịp người dân đi tảo mộ cho đẹp và cũng không phải kiêng kỵ gì. Có chăng chỉ vào Tết Hàn thực (3/3), người dân kiêng kỵ nhiều thứ, chỉ ăn đồ nguội và làm bánh trôi bánh chay.

Theo Đại đức Thích Thanh Hải – trụ trì chùa Nghi Khê (Hải Dương), việc kiêng kỵ này đơn thuần do tâm lý, không có cơ sở khoa học. Thực tế, ngày xấu hay ngày tốt đều do quan niệm mà ra. Theo đạo Phật thì ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày, tháng nào xấu. “Xấu tốt quan trọng ở cái tâm và cách sống của con người”, Đại đức Thích Thanh Hải nhấn mạnh.

Đi tảo mộ cho đúng

Theo TS Vũ Thế Khanh, thông thường Thanh minh rơi vào ngày 4 hoặc 5/4 dương lịch tùy từng năm. Năm 2015 là ngày 5/4  kéo dài đến  20/4 dương lịch. Đối với người Việt, Thanh minh là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến tiết Thanh minh cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Người Việt tin rằng, tảo mộ sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho gia đình và mang tính dòng tộc rõ nét. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới. Theo phong tục, nhiều gia đình còn làm bánh trôi, bánh chay trong dịp này. Ngoài ra, nhiều người còn gọi tiết Thanh minh là tết trồng cây vì trước và sau Thanh minh, mưa xuân có ở nhiều nơi, sức sống của cây cũng mãnh liệt, vì thế từ xưa đến nay người ta có thói quen trồng cây vào mùa xuân.

Tuy vậy, việc đi tảo mộ cũng không cần quá cầu kỳ. Theo tục xưa, khi tảo mộ, gia chủ tới nghĩa trang thắp hương xin phép quan thần linh cho phép viếng thăm mộ gia tiên và tảo mộ. Nếu là mộ xây thì xin phép được lau mộ, sơn vẽ, tu sửa phần bị hư hỏng. Với mộ đất thì xin phép dọn cỏ, đắp đất tôn cao. Nếu có cỏ rậm, cây trùm lên mộ thì phát quang để tránh rắn, chuột đào hang, làm tổ mà phạm tới vong linh, rồi đắp thêm đất tôn cao mộ phần. Sau đó sẽ bày lễ, thắp hương, nến, dâng bộ tam sinh, hương, đèn… tại các phần mộ, rồi về nhà cúng gia tiên, gia thần.

“Ngày nay, nhiều gia đình còn mời thầy pháp, thầy chùa đi cúng tảo mộ tiết Thanh minh là không cần thiết, lại tốn kém. Chỉ cần gia đình, họ tộc đi tảo mộ thành tâm khấn vái là được”, ông Khanh khuyên.

Về sắm lễ tiết Thanh minh, Thượng tọa Thích Thanh Duệ (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) thông tin trong Văn khấn Việt Nam: Lễ cúng trong tiết Thanh minh gồm nước, hương đèn, trầu cau, tiền vàng, hoa quả… Khi đến nghĩa trang (hay khu vực mộ phần tổ tiên), gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung, sau đó thắp hương, đèn, vái các vị thần linh, thổ địa rồi khấn cầu cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát, độ trì cho con cháu mạnh khỏe an bình… Khi đến mộ phần, gia chủ đặt lễ vào nơi cúng chung, nếu không có thì dùng bàn riêng để đặt lễ vật. Dân gian thường có 2 lễ: Một lễ quan niệm cúng sơn thần, thổ địa… để xin các thần linh cho phép tảo mộ, chăm chút, phát quang, sửa sang, bồi thổ phần mộ và độ cho vong linh được yên ổn, siêu thoát. Còn một lễ là dành cho mộ phần.

Các nhà tâm linh khuyên, khi đi cúng tại mộ phần thì phải thăm mộ tổ trước, rồi mới tới các mộ kế cận. Ngoài ra, lưu ý các gia đình khi đi tảo mộ không nên ăn uống ở ngay mộ phần vì ở nghĩa trang âm khí nặng nề, nghi ngút khói hương, bụi bặm nhiều. Điều đó sẽ không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, tốt nhất là tảo mộ, cúng bái xong thì trở về nhà sum họp rồi ăn uống, như thế, vừa vui vẻ, vừa đầm ấm không khí gia đình.

“Ngày nào, tháng nào cũng như nhau, nếu chúng ta sống có tâm, có đức, không lừa lọc dối trá thì không phải lo lắng, sợ hãi điều gì. Mọi người, đặc biệt là người trẻ, cần sáng suốt nhìn nhận mọi vấn đề bằng kiến thức khoa học chứ không nên quá kỹ tính kiêng khem dẫn đến mê tín, ám thị. Khi đã bị ám thị sẽ khiến tiềm thức chúng ta không tự tin trong các quyết định của mình, từ đó hành động thiếu tập trung, không kiên quyết sẽ khiến cho bạn vuột mất cơ hội trong cuộc sống. Hơn nữa, cho đến nay, chưa có bất kỳ khoa học nào chứng minh những quan niệm kiêng kị trên là đúng. Bản chất của tiết Thanh minh rất nhân bản bởi đó là ngày có ý nghĩa để mọi người tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và những người đã khuất”.

Tags: