5 triệu chứng khó chịu nhất giai đoạn cuối thai kỳ

Ngoài sưng phù, nhức mỏi, các mẹ còn đối mặt với triệu chứng mệt mỏi, chuột rút và trĩ khi mang thai.

Mặc dù các cơn ốm nghén của tam cá nguyệt đầu tiên đã dứt hẳn, nhưng 3 tháng cuối thai kỳ cũng không thoải mái là mấy…

3-thang-cuoi

1. Sưng phù trong khi mang thai ở tháng thứ 8 và 9

Sưng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để lưu trữ nước trong các mô ở bàn chân và mắt cá chân, làm cho chân phù lên trong những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, kích thước của tử cung ngày cáng lớn làm tăng áp lực ở vùng xương chậu tạo nên một lực ép lớn lên các tĩnh mạch vùng xương chậu phía bên phải của cơ thể (được gọi là vena cava); làm ngăn chặn máu từ tim đến các khu vực phía dưới cơ thể.

Hầu hết các mẹ sẽ bị sưng mắt cá chân và bàn chân nếu mẹ phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài mà không vận động. Một số khác có thể thấy chiếc nhẫn vốn đeo ở tay từ thời mới cưới, nay trở nên chật chội khó chịu. Thậm chí có một số mẹ khác còn có thể bị sưng mặt.

Hiện tượng sưng còn có thể tái phát trong những ngày trời chuyển nóng hoặc lạnh. Thời tiết ấm áp sẽ khiến tình trạng phù nề tăng lên, nhất là sau khi bạn tỉnh giấc.

Mặc dù hiện tượng sưng phù khi mang thai có thể làm bạn cảm thấy bất tiện, nhưng chúng lại không đáng lo ngại bởi vì nó không gây hại cho mẹ và em bé. Tuy nhiên nếu bạn thấy tình trạng của mình hơi quá sức chịu đựng, ví dụ như vừa sưng vừa cảm thấy mệt mỏi khó chịu, chóng mặt… thì có thể mẹ đang bị tăng/ tụt huyết áp; lúc này cần được kiểm tra bởi bác sĩ sản khoa.

Mẹ đừng quá lo lắng vì hiện tượng sưng khi mang thai sẽ biến mất sau khi bạn sinh con.

Làm thế nào để giảm sưng?

Kê chân lên cao nếu bạn có thể. Nếu bạn đang phải ngồi làm việc liên tục, bạn nên tìm một chiếc ghế hay bất kỳ thứ gi có thể gác chân cao hơn;
Tránh ngồi bắt chéo chân;
Thay đổi tư thế của bạn thường xuyên để duy trì lưu lượng máu được lưu thông khắp cơ thể;
Không mang vớ quá chật;
Chọn giày thoải mái để bàn chân không bị bó lại;
Uống nhiều nước;
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, phải đảm bảo cung cấp nguồn đạm cho cơ thể và tránh ăn mặn, vì ăn mặn sẽ làm cho bạn mất nước;
Khi ngủ, hãy gác chân lên cao cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả;
Nên nằm nghiêng về phía bên trái để giảm áp lực lực lên các tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể;
Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, tập luyện tại chỗ.

2. Các dây thần kinh ở cổ tay

Theo trang tin tuc phu nu Hội chứng ống cổ tay viết tắt là CTS là một bệnh phổ biến trong giới nhân viên văn phòng với các triệu chứng như đau, ngứa ngáy và tê ở tay. Hội chứng này cũng bắt đầu khi cơ thể mẹ có hiện tượng sưng phù ở tam cá nguyệt thứ ba; nguyên nhân là do có sự tích tụ dịch trong các mô làm cho tay sưng phù và gây áp lực lên dây thần kinh động mạch, làm cho các ống thần kinh này bị chén ép, co hẹp lại khiến cổ tay mỏi nhừ đau nhức. Các mô một khi đã bị sưng lên sẽ kéo theo hiện tượng đau tê nhức ở các đầu ngón tay. Mặc dù sau khi sinh con, các triệu chứng này sẽ biến mất nhưng hội chứng đau cổ tay lại khiến các mẹ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn, bất tiện trong sinh hoạt.

Làm thế nào để giảm đau?

Trước tiên, bạn nên xác định xem có bất kỳ hoạt động nào có thể làm cho bạn đau tê tay không, ví dụ như việc sử dụng chuột máy tính thường xuyên cũng khiến tay đơ và tê mỏi. Làm việc nhiều với máy tính còn làm cho cổ tay bị cong hoặc chai sần. Hãy thường xuyên bỏ tay ra khỏi chuột, đảo đều cổ tay trong vài phút để đỡ nhức mỏi.

Nếu bạn bị hội chứng ống cổ tay khi mang thai, hãy ngâm tay trong nước ấm trong mười phút vào buổi tối. Khi đi ngủ, hãy đặt tay lên gối cao để tránh áp lực. Nếu bạn thức dậy với cảm giác tê và đau nhức, hãy dành vài phút khởi động tay hoặc ngâm tay vào nước ấm. Ngoài ra, yoga có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu này, bởi vì yoga giúp cho các tế bào được thông thoáng và thư giãn.

3. Cảm giác mệt mỏi tăng cao

Mệt mỏi khi mang thai là triệu chứng thường gặp do thai nhi ngày càng lớn kéo theo kích thước tử cung cũng phát triển mạnh mẽ để chứa đủ em bé trong tử cung. Tử cung sẽ đè dạ dày và ruột, tạo nên một áp lực không hề nhỏ, kéo theo cơ hoành bị đẩy lên. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mẹ cảm thấy khó thở hơn khi mang thai; thai càng lớn thì mẹ càng khó thở, có khi thở gấp gáp như không ra hơi.

Thai lớn dần, tim mẹ cũng phải hoạt động hết công suất để bơm nhiều máu hơn, cung cấp máu và oxi cho thai nhi. Nhiều khi đứng lên hoặc ngồi xuống bất ngờ, mẹ sẽ bị váng vất đầu óc – cảm giác như người bị thiếu máu. Mẹ cũng thấy mình uể oải hơn, chậm chạp hơn, nặng nề hơn và lúc nào cũng chỉ muốn nghỉ ngơi.

Làm thế nào để giảm mệt mỏi

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, khó thở mỗi khi di chuyển, hãy di chuyển chậm rãi để cơ thể kịp thời quen với vận động đó. Đứng lên hay ngồi xuống cũng từ từ thôi và hãy dựa vào vật gì đó làm điểm tựa. Bạn nên hít hơi thật sâu để lấp đầy phổi để máu đến tim và đến não nhanh hơn.

4. Chứng chuột rút

Hầu như các bà mẹ khi mang thai đều gặp chứng chuột rút, chỉ có điều mức độ khác nhau tùy thuộc vào thể chất của mỗi cá nhân. Hiện tượng chuột rút có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do sự co cơ.

Cơ chân của các mẹ mang thai có thể chịu một mức trọng lượng nhất định. Khi tử cung phát triển lớn hơn có thể đè lên các tĩnh mạch lớn ở chân. Hơn nữa, những thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, cùng với sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định (chẳng hạn như canxi và magiê trong máu) cũng khiến người mẹ bị chuột rút.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng ở tam cá nguyệt thứ ba này diễn ra mạnh mẽ bởi vì thai nhi hấp thu các chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai để phát triển, nên nếu mẹ không bổ sung kịp thời thì sẽ bị thiếu chất và bị chuột rút. Dù nguyên nhân là gì thì những đau đớn của chứng chuột rút khi mang thai có thể khiến mẹ mất ngủ.

Làm thế nào để ngăn ngừa chuột rút?

Uống nhiều nước, ít nhất 8-10 ly một ngày để không bị thiếu nước. Nếu không muốn thức dậy vào nhà vệ sinh thường xuyên khi giữa đêm, mẹ hãy cố gắng uống nước 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
Tránh ngồi bắt chéo chân và đứng liên tục.

Dùng vòi sen với nước nóng ngâm chân. Nếu không có bồn tắm, mẹ có thể dùng một xô nước ấm để ngâm chân, sau đó dùng ca để đổ nước ấm từ từ đầu gối xuống bàn chân.

Làm gì khi bị giật mình thức giấc vào ban đêm vì chuột rút?

Hãy từ từ ngồi dậy, dựa lưng vào tường (hoặc thành giường) sau đó duỗi thẳng bắp chân và nhờ chồng nhẹ nhàng bẻ cong các ngón chân, hướng các ngón chân lên trên theo chiều đầu gối, kết hợp với việc xoa bóp cơ chân trong ít phút. Việc xoa bóp cơ chân có thể làm bạn đau trong ít phút nhưng sau đó vô cùng dễ chịu. Phương pháp này cho phép chuột rút biến mất trong vòng một phút.

5. Bệnh trĩ

Trong thời gian mang bầu, người mẹ rất dễ bị bệnh trĩ do tử cung phát triển ép tĩnh mạch bên phải của cơ thể, khiến hệ tuần hoàn không hoạt động bình thường. Kết quả là các tĩnh mạch xung quanh hậu môn phình ra tạo thành các búi trĩ. Búi trĩ này có thể nhỏ như hạt đậu, nhưng cũng có thể phát triển ngày càng to hơn khiến người mẹ rất khó chịu. Đã vậy, trĩ còn làm mẹ cảm thấy bất tiện: sự ma sát khi ngồi thường xuyên khiến búi trĩ nứt ra và gây chảy máu ở vùng hậu môn, rất khó chịu và đau đớn.