Bí quyết làm bài thi tiếng anh tốt

Theo thông tin mới nhất từ Bộ GD-ĐT năm nay sẽ có những thay đổi trong môn thi Tiếng Anh. Sau đây là một vài bí quyết giúp các bạn làm tốt những dạng bài thường gặp trong đề thi môn tiếng anh


♥ Bí quyết làm bài tập trắc nghiệm phần điền từ vào chỗ trống

– Bước 1: Đọc nhanh cả bài từ đầu đến cuối, không dừng lại khi gặp từ mới hay thông tin chưa hiểu. Mục đích của lần đọc này là tìm hiểu ý chính, cách tổ chức thông tin. Thời gian cho đọc lần một khoảng 30 giây – 1 phút.

– Bước 2: Phân tích chỗ trống cần điền, thí sinh đọc không chỉ câu có chứa chỗ trống cần điền, mà cả câu trước và sau nó để nắm rõ ý và xác định từ cần điền đóng vai trò ngữ pháp trong khi hoc tieng anh là gì, nghĩa là gì, có thể là từ loại nào.
Sau đó phân tích phân tích đáp án cho sẵn, loại đáp án sai, tìm đáp án đúng. Thời gian làm bài khoảng 3 phút – 4 phút cho mỗi bài đọc hiểu.

– Bước 3: Kiểm tra lại từ đầu đến cuối, tìm sai sót và sửa nếu có. Thời gian khoảng 30 giây – 1 phút.

♥  Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm phần bài đọc hiểu

– Bước 1: Hãy đọc một mạch thật nhanh từ đầu đến hết bài đọc, không dừng lại khi có từ mới. 1 phút để thực hiện bước này và trả lời 2 câu hỏi:

+ Chủ đề của bài này là gì?
+ Các sự kiện của bài diễn ra trong quá khứ hay hiện tại?
+ Bài có mấy đoạn, mỗi đoạn nói về chủ đề gì?
+ Các em có khoảng 1 phút -1,5 phút để làm bước 1.

Mục đích của lần đọc thứ nhất là nắm được nội dung chính của bài, thời gian và bố cục của bài. Việc này giúp các em rất nhiều trong việc suy luận và chọn ra câu trả lời đúng.

– Bước 2: Đọc từng câu hỏi một. Với mỗi câu hỏi, xác định xem thông tin cần tìm trong bài là gì, xác định vị trí thông tin trong bài đọc. Xem cả 4 đáp án đã cho và lựa chọn ra đáp án đúng. Chú ý không dừng lâu ở những câu khó mà bỏ qua.

– Bước 3: Kiểm tra lại đáp án và xử lý câu hỏi khó.
>>Mời các bạn tham khảo thêm các bí quyết học tiếng anh hiệu quả tại các khoá học trực tuyến tại truong hoc truc tuyen
♥ Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm dạng tìm lỗi

Dưới đây là một số nhóm lỗi mà các em cần chú ý khi làm bài tập hoặc bài thi dạng này.

– Nhóm 1 – Lỗi chọn từ: nghĩa của từ, từ loại;
– Nhóm 2 – Lỗi liên quan đến thời của động từ, sử dụng và kết hợp thời;
– Nhóm 3 – Lỗi về thành ngữ, động từ thành ngữ;
– Nhóm 4 – Lỗi liên quan đến mệnh đề và dạng câu.

Với mỗi câu dạng tìm lỗi, các em có thể thực hiện 3 bước sau:

– Bước 1: Đọc cả câu để nắm rõ:
+ Nghĩa cần truyền đạt;
+ Thời và cấu trúc câu/loại câu;
– Bước 2: Dựng câu đúng trên cơ sở đã phân tích;
– Bước 3: So sánh từ/cụm từ được gạch dưới với câu đúng mà mình vừa dựng, xác định lỗi dựa trên các nhóm lỗi chính đã học.

Cả 3 bước này đều diễn ra trong đầu và diễn ra rất nhanh trong vòng khoảng 1 phút/ một câu hỏi thi. Vì thế để làm quen dạng bài này các em nhớ thường xuyên luyện tập.

Các bài tìm lỗi trong câu của đề thi tuyển sinh ĐH và CĐ môn Tiếng Anh cũng có các nhóm lỗi như trên và có thêm nhóm 5 là kết hợp nhiều lỗi trong cùng một cụm từ hoặc từ gạch dưới. Số lượng lỗi cần xác định cũng nhiều hơn (2 lỗi trong mỗi câu).

♥ Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm phần điền chỗ trống

Các câu trắc nghiệm dạng chọn từ/cụm từ điền vào chỗ trống bao gồm cả phần kỹ năng viết, trắc nghiệm từ vựng, trắc nghiệm ngữ pháp và trắc nghiệm chức năng giao tiếp. Để làm dạng bài này, các em nên làm theo 3 bước:

– Bước 1: Đọc cả câu để nắm rõ:
+ Nghĩa cần truyền đạt;
+ Thời và cấu trúc câu/loại câu;
– Bước 2: Phân tích chỗ trống cần điền, thí sinh đọc không chỉ câu có chứa chỗ trống cần điền, mà cả câu trước và sau nó để nắm rõ ý và xác định từ cần điền đóng vai trò ngữ pháp là gì, nghĩa là gì, có thể là từ loại nào.
– Bước 3: Đọc kỹ cả 4 đáp án đã cho và chọn đáp án đúng : phân tích phân tích đáp án cho sẵn, loại đáp án sai, tìm đáp án đúng.
– Bước 4: Kiểm tra lại từ đầu đến cuối, tìm sai sót và sửa nếu có.

Các em lưu ý đây là một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Tiếng Anh khuyến nghị, nhưng không phải là cách tốt nhất cho mỗi thí sinh. Để có được kỹ năng làm bài tốt và phân bổ thời gian hợp lý và đạt diem thi cao, các em có thể tìm đề thi đại học chính thức của Bộ GD-ĐT qua các năm.