Câu chuyện những bác sĩ thể thao

Khi có chiến thắng, người ta ca tụng cầu thủ ghi bàn, ca tụng tài nghệ của ông HLV. Thế nhưng lich thi dau bong da hom nay phía sau những chiến công ấy có sự hy sinh thầm lặng của lực lượng bác sĩ thể thao luôn sát cánh bên cạnh các đội bóng. Trong xã hội mà ngành y từng có lúc phải rung tiếng chuông cảnh báo về y đức, những bác sĩ thể thao dường như lại đứng riêng ở một địa hạt.

Các bác sĩ ở Olympic Việt Nam.

Cần mẫn và lặng lẽ

Khoảng 8 năm trước, tôi tìm gặp bằng được bác sĩ Nguyễn Trọng Hiền để nói chuyện riêng với anh. Bác sĩ Hiền – thuộc quân số Trung tâm HLTTQG 1, từng là người theo sát đội tuyển bóng đá nhiều năm. Tiếp xúc với bác sĩ Hiền nhiều, nhưng lần đó, muốn ngồi lâu hơn bởi anh liên quan đến một sự kiện: Tháp tùng cựu HLV A.Riedl sang Áo thay thận. Đúng là chưa bao giờ thấy người đàn ông này ồn ào. Cái sự từ tốn, ít nói chỉ để lại ấn tượng về một bác sĩ cần mẫn của đội tuyển bóng đá quốc gia. Thậm chí khi hỏi anh về hành trình sát cánh với A.Riedl thay thận, bác sĩ Hiền chỉ nói: “Đó là một nhiệm vụ, là công việc bình thường thì có gì đáng nói đâu”. Ca ghép thận cho A.Riedl thành công với một quả thận của người Việt Nam. Sau này nhiều lần tôi hỏi anh Hiền về tung tích người đã cho A.Riedl một quả thận, bác sĩ Hiền nói: “Đó là một thỏa thuận bí mật. Tôi chỉ có thể nói đó là một người Thanh Hóa”.

Bây giờ bác sĩ Hiền đã không theo đội tuyển, anh chuyên tâm vào công việc là lãnh đạo phòng Y học của Trung tâm HLTTQG 1- Nhổn. Thế nhưng khi nói đến những bác sĩ đội tuyển, ai cũng nghĩ đến Nguyễn Trọng Hiền – người từng trong thành phần BHL các đời HLV ngoại như Weigang, Colin Murphy, Riedl, Tavares, Calisto, Goetz… thậm chí cả HLV đội tuyển nữ là Steve Darby. Ở cương vị hiện tại, bác sĩ Hiền vẫn là người anh hiền từ, ít nói nhưng tận tụy đến khó tin. “Ca nào khó – có bác sĩ Hiền”- những VĐV ở Nhổn hay nói với nhau như thế.

Với bác sĩ Hiền, có những nỗi đau mà anh không bao giờ quên, đó là việc bất lực nhìn VĐV judo Thanh Ngời ra đi, nhìn đô vật Lê Thị Huệ tàn phế suốt đời hay tay đua xe đạp Xuân Tâm tử nạn trong một cuộc đua ngay trước thềm SEA Gmes 2003. Bác sĩ Hiền luôn tâm niệm: “Không chỉ bóng đá, môn nào tôi cũng phải kiểm tra thật kỹ. Bởi trong thể thao, chấn thương không được phát hiện, điều trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng tới sự nghiệp thể thao của VĐV mà có khi ảnh hưởng tới tính mạng của họ”. Anh nói một cách chân tình: “Chẳng biết nghề khác thế nào chứ tôi chỉ mong… thất nghiệp” – nghĩa là không phải chữa trị chấn thương cho bất kỳ VĐV nào.

Việc gì cũng đến tay nhưng thu nhập thấp

Lứa đàn em của bác sĩ Hiền hiện nay như Trọng Thủy, Lê Văn Sơn, Hoàng Nghĩa Dương, Tuấn Nguyên Giáp… đang làm rất tốt công việc của mình ở các đội tuyển bóng đá. Có theo dõi những buổi tập của đội Olympic hay đội tuyển mới thấy những bác sĩ thể thao quá bận rộn: Từ chuyện pha thực phẩm bổ sung vitamin cho cầu thủ, kịp thời chữa trị khi có chấn thương trong lúc luyện tập, massage phục hồi, thậm chí phải tư vấn cả tâm lý, dinh dưỡng.

Sở dĩ bác sĩ thể thao ở Việt Nam việc gì cũng đến tay chính là do cả nền thể thao thiếu chuyên nghiệp trong việc áp dụng những kiến thức y học cho việc chữa trị cho VĐV.

Năm 2002 khi HLV Letard đến Việt Nam, ông yêu cầu đội ngũ bác sĩ lên đến cả chục người khiến lãnh đạo VFF và Uỷ ban TDTT choáng váng. Ông Letard yêu cầu cả bác sĩ nha khoa, bác sĩ tâm lý, dinh dưỡng, nội khoa… cho đội tuyển. Đây là điều bình thường trong bóng đá hiện đại. Tại World Cup 2014, trong thành phần đội tuyển Anh đến Brazil có tới mấy chục người chuyên về y học. Ngoài hai bác sĩ chính còn có 7 bác sĩ chuyên phụ trách xoa bóp, cơ bắp, 2 chuyên gia dinh dưỡng, một bác sĩ tâm lý. Từng ấy việc của đội dồn cho 2 người là quá tải. Thế nhưng họ vẫn vui vẻ nhận nhiệm vụ cho dù thù lao không cao. Theo chế độ, những bác sĩ theo các đội tuyển hưởng lương từ trung tâm HLTTQG, chỉ khi có thành tích thì thêm chút tiền thưởng ở mức D – mức thấp nhất. Cũng chưa thấy ai kêu ca về thu nhập và khi hỏi chuyện thì nhất loạt đều vui vẻ.

Làm bác sĩ đội tuyển là nhiệm vụ quốc gia và chúng tôi chỉ mong làm sao đem hết khả năng của mình để các cầu thủ có thể trạng tốt nhất trước mỗi trận đấu” – bác sĩ Thủy từng nhiều năm theo đội tuyển nữ tâm sự.