Đường vượt biên đưa ‘vũ khí chết người’ về ‘chợ hàng nóng’

Theo tờ xo so đưa tin  Những ngày tại cửa khẩu Lao Bảo, chúng tôi được dân buôn nơi đây kháo nhau về khu chợ Ka Rôn bên kia biên giới Quảng Trị, bán đầy đủ các loại “đồ chơi chết người” giáp ranh với địa phận tỉnh.

Cận cảnh một gian hàng bán các loại đao kiếm.

Gai người trong thế giới “hàng lạnh”

Chợ Ka Rôn khá đồ sộ và sầm uất. Nguồn hàng ở đây đúng là “thượng vàng hạ cám”, nói như các con buôn thì “cần là có, mó là thấy”. Cũng dễ hiểu khi người dân quanh khu vực cửa khẩu Lao Bảo “chén” với chúng tôi là có quá nhiều người Việt đang xài… hàng lậu(?!).

Qua cửa khẩu, chúng tôi mất vài chục ngàn xe ôm để đi đến khu chợ Ka Rôn (huyện Sê Pôn, tỉnh Savanakhet, Lào). Nơi đây nằm không xa cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hoá, Quảng Trị), giao thương khá nhộn nhịp. Gần như khu nào cũng bày bán công khai đủ các loại “hàng nóng”, hàng lạnh như: súng điện, dao, kiếm, mã tấu…

Xem thêm xstd hôm nay tại đây.

Lang thang trong khu vực bán các mặt hàng lưu niệm, chưa kịp ngỏ ý định, tôi đã nhận được một lời mời. Một thanh niên bán hàng tầm 30 tuổi, hồ hởi: “Mua hàng kiếm không chú em?”.

Tôi gật đầu. Chỉ chờ có thế gã kéo ngay tôi trong quầy hàng. Gã thanh niên nhẹ nhàng lôi dưới đống hàng hoá ra một bì gai nặng trịch. Khi nút dây vừa được cởi, một đống vũ khí được tuồn ra nghe leng keng đến gai người. Từ mã tấu thường thấy trong các bộ phim, đến những thanh đao to bản, dài đến 1,2m. Kiếm thì đủ loại Đông, Tây, từ loại kiếm của phương Tây, lưỡi nhỏ bằng ngón tay, dài ngoằng đến đoản kiếm của Nhật Bản mà các võ sĩ đạo hay dùng.

Có thể nói, mặt hàng kiếm đa dạng nhất. Còn có cả loại “hàng độc” chỉ có trong phim chưởng như song trường kiếm, kiếm được điêu khắc hình rồng phượng.

Tiếp đó gã này khoe thêm một đôi búa to bản, mà theo gã là bán rất chạy.Bên cạnh đó là kết qua xsmt tại đây. Giá cả cũng đa dạng tuỳ từng loại. Kiếm giá từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, đôi búa bằng thép chống rỉ được hét với giá 500.000 đồng, đôi song đao được hét với giá 700.000đồng. Ngoài ra còn các “phụ kiện” như giá treo, dây quấn để trang trí kiếm và dây đeo tay cho đẹp cũng được mời chào khá nhiệt tình.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, chủ bán các mặt “hàng nóng, hàng lạnh” này phần lớn là người Trung Quốc nói rất sành tiếng Việt và tiếng Lào. Gặp người Trung Quốc nào tại chợ Ka Rôn, bán mặt hàng này, chúng tôi đều được nghe cùng một lời quảng cáo: “Ở đây loại nào cũng có, số lượng bao nhiêu, phương thức thanh toán tiền Việt hay tiền kíp Lào đều được tất. Các anh thích loại nào cứ chọn”.

Còn chuyện đưa “hàng” về Việt Nam cũng được tổ chức như một đường dây. Những người sang Trung Quốc nhiều, đều biết rõ về cách làm ăn của dân buôn bán người Tàu. Kiểu nào họ cũng chiều, và mỗi nơi mỗi giá. Nói vậy là vì không phải cứ sang Ka Rôn là mua được hàng rẻ.

Ngoài tiền hàng ra, người mua còn phải mất thêm một khoản để họ đưa hàng qua cửa khẩu giúp. Chẳng hạn một thanh trường kiếm, được chuyển qua biên trót lọt, giá sẽ tăng 50.000 đồng.  Các bạn qua tâm xsmn xem chi tiết tại đây.

Thường thì việc mua “hàng lạnh” bên kia biên giới đồng nghĩa với việc chi phí thêm tiền công vận chuyển. Nếu không hàng khó lòng trở về bên này an toàn.

Theo như các chủ hàng bên đây, nhiều khách sang mua “hàng lạnh” nhưng không chịu chi tiền vận chuyển. Thế là bị “chỉ điểm” ngay cho lực lượng kiểm tra. Sau ai nấy cũng dè chừng. Giờ cứ mua đao, kiếm, mã tấu… ở Ka Rôn là trả luôn phí vận chuyển.

Sau khi đã “no” mắt với các loại hàng lạnh, chúng tôi dò hỏi mua hàng nóng như: súng ngắn bắn bằng điện hoặc súng ngắn bắn bằng đạn nhựa, đạn cao su…

Qua lời chỉ dẫn của một số chủ buôn bán “hàng lạnh” trong chợ, chúng tôi tìm đến khu vực gần bến xe, cách chợ hơn 1km. Tại đây “hàng nóng” tuy được chào bán có vẻ kín đáo hơn đôi chút, nhưng không quá bí mật như nhiều người lầm tưởng. Chỉ cần có nhu cầu là khách sẽ được đáp ứng.

Giá các loại súng ngắn bắn bằng điện hoặc súng ngắn bắn bằng đạn nhựa, đạn cao su, được phát giá dao động từ 2 triệu đến 3 triệu tiền kíp Lào (tương đương 3-5 triệu tiền Việt). Số lượng hàng bán ra có giới hạn, đa phần chủ hàng nơi đây chỉ bán cho mỗi khách một khẩu.

Phải quen biết lắm mới mua được số lượng 2 chiếc. Muốn có nhiều hơn, bắt buộc khách phải đặt cọc tiền trước, khi có hàng, phía cung cấp sẽ chủ động liên lạc và thanh toán tiền.

Cận cảnh một gian hàng bán các loại đao kiếm.

Muôn kiểu phi tang

Vào một cửa hàng nằm giáp cổng ra của bến xe, cầm một khẩu súng điện trên tay, tỏ vẻ lo sợ trong khâu vận chuyển, chúng tôi thắc mắc: “Chỉ sợ không mang được về Việt Nam. Đến cửa khẩu bị bắt thì toi. Vũ khí chứ có phải đùa đâu!” Mới nghe thế, anh chủ hàng người Trung Quốc cười: “Không phải lo đâu, có người vận chuyển cho rồi. Mất thêm ít tiền nữa thôi”.

Lấy lý do còn phải đi chơi nhà bà con, tôi hẹn anh ta khi nào về sẽ ra mua mấy món về chơi.

Lang thang qua nhiều cửa hàng có “hàng nóng”, chúng tôi được biết, dân buôn “đồ chơi giết người” từ Việt Nam sang thường thuê cửu vạn là những người bản địa gùi cõng, băng qua một đoạn đường rừng rồi vượt sông Sê Pôn (nơi tiếp giáp giữa Lào – Việt Nam tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo) bằng cách lội bộ hoặc bỏ trà trộn hàng trên những chiếc thuyền chở hàng lậu, để đưa về Việt Nam. Lợi nhuận thu được từ việc vận chuyển các mặt hàng này khá cao.

Mỗi lần gùi cõng qua biên thành công, cửu vạn cũng kiếm được ngót nửa triệu đồng. Đó là chưa kể việc vận chuyển thành công với số lượng lớn sẽ được chủ hàng bồi dưỡng thêm, gọi là tiền thuốc nước.

Tuy nhiên, để đảm bảo nhất cho “hàng nóng” cập bến an toàn, là thông qua các chủ bán hàng, bởi trong tay họ luôn có một đội “phu” vận chuyển đông đảo. Những “phu” này không chỉ thông thạo địa hình rừng núi, sông suối tại các khu vực giáp ranh, mà còn có nhiều mánh khóe để qua mặt lực lượng chức năng.

Bên cạnh đó, cánh xe ôm cũng đầy “tiềm năng” như tay xe ôm người Lào nói tiếng Việt khá thuần thực chia sẻ, một lần vận chuyển hàng qua sông an toàn, anh bọc kín “hàng”, sau đó chất cùng những mặt hàng khác trên thuyền qua sông. Cách này rất khó bị phát hiện, nếu chẳng may bị lực lượng chức năng kiểm tra, anh sẽ ném đồ xuống sống để phi tang.

Vào những chỗ nước hiểm thì chấp nhận mất hàng, còn những chỗ nước nông, khi lực lượng chức năng đi khỏi, anh sẽ tìm cách vớt lên để giao cho khách thuê.

Trao đổi với PV , lãnh đạo đồn Biên phòng Lao Bảo cho biết, việc ngăn chặn các mặt hàng lậu, trong đó có “hàng nóng” từ Lào vào Việt Nam qua đường sông Sê Pôn gặp rất nhiều khó khăn, do lực lượng chức năng qua mỏng, mặt khác do địa hình ở khu vực biên giới này khá hiểm trở khó kiểm soát.

Tuy vậy, nhiều năm qua, lực lượng biên phòng cũng đã tổ chức bắt thành công nhiều đối tượng mua và vận chuyển loại hàng lậu, “hàng nóng” này từ Lào về Lao Bảo và đã kịp thời bàn giao cho lực lượng liên quan xử lý.