Tân trang lại website của bạn

Hãy thử nhớ lại lần cuối cùng bạn xem hết website của mình. Không phải là lướt lướt nhé. Lần cuối cùng bạn mở từng trang, nhấn vào từng liên kết và đọc từng từ trong đó là khi nào? Nếu cũng đã lâu (và tôi nghĩ phần nhiều là thế), có lẽ đã đến lúc phải “tân trang” từ trong ra ngoài website của bạn rồi đấy! Cả nội dung và giao diện. Dưới đây là một gợi ý để bạn có thể tự “lên dây đàn” lại cho website của mình.

Dịch vụ sửa chữa đồ gỗ tại nhà Hà Nội Uy tín giá rẻ

1. Đơn giản hóa:

Hãy xem thử website của bạn có bao nhiêu sidebars? Bao nhiêu widget? Rất nhiều phải không?

Bạn nên trở về những điều đơn giản nhất. Quan sát từng trang con trên website và đặt vị trí của bạn vào những người mới lần đầu ghé thăm trang web; tự hỏi bạn thân: “ở trang này bạn sẽ làm gì?” – Đăng ký vào danh sách email, Gọi đến một số điện thoại…? Dù là hành động (action) nào, bạn hãy chỉ chọn một việc duy nhất trên mỗi trang. Quá nhiều lựa chọn sẽ tạo nên sự phân vân và hoang mang cho những người ghé thăm trang web – thành phần tiềm năng nhất sẽ mua hàng của bạn.

2. Xử lý tất cả các lỗi:

Mỗi khi cập nhật website, một vài thứ chắc chắn sẽ trở nên lộn xộn và đôi khi phá hỏng bố cục thiết kế website. Khác nhau về màu sắc hoặc font, khác nhau về độ canh lề, template khác nhau. Link hỏng… Đôi khi sau mỗi lần cập nhật, website của bạn sẽ trở thành một đống lộn xộn, rời rạc. Hãy dành thời gian kiểm tra từng trang một. Mài nhẵn những chỗ nào gồ ghề không cần thiết, đảm bảo mọi thông tin đều chính xác, đầy đủ, tất cả các link đều hoạt động tốt.

>>> Xem thêm: thuê vps giá rẻ

3. Trang điểm website:

Nếu bạn chưa cập nhật giao diện website mới trong vài năm, hẳn giao diện của bạn đã trở nên khá lỗi thời. Khách hàng sẽ thấy nhàm chán và thấy chả có thứ gì mới mẻ ở bạn. Bạn nên cân nhắc về việc thiết kế website sao cho phù hợp với định hướng và kế hoạch sắp tới của bạn.

4. Kể chuyện và cung cấp những thông tin bổ ích cho khách hàng:

Bạn có nghĩ mình sẽ được truyền thông miễn phí không? Điều đó đôi khi có thể xảy ra khi trang của bạn có những nội dung chất lượng. Cập nhật những thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ, định hướng; chia sẻ những cảm nhận, mẹo vặt hay kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn hoạt động. Một số phóng viên/blogger trong ngành có thể sẽ lướt qua trang web của bạn, hãy cho họ thấy doanh nghiệp của bạn đang hoạt động rất “ngon lành”. Một số kênh truyền thông cũng sẽ lấy đó làm những thông tin để nhiều người hơn tìm đến trang của họ. Thậm chí, bạn có thể đưa thông tin liên lạc cụ thể để phóng viên có thể tiếp cận với bạn khi họ cần.

5. Làm mới trang Giới thiệu/Về chúng tôi/About:

Trang Giới thiệu thông thường là trang được xem nhiều nhất trên website, chỉ sau trang chủ. Điều đó có nghĩa là bạn nên đặt một nụ cười lên trang Giới thiệu này để khách hàng cảm nhận sự thân thiện của doanh nghiệp bạn. Trau chuốt lại văn phong, ngôn từ để bổ sung những thông tin mới của công ty, những giải thưởng mới, những sản phẩm mới, văn phòng mới, thành viên mới…

6. Blog – Làm tới nơi tới chốn, còn không thì bỏ ngay:

Nghe này, nểu trang web của bạn có trang Blog, và nó đã không được cập nhật trong vài tháng rồi, thì đã đến lúc phải nói chuyện nghiêm túc rồi đấy.

Blog có thể mang khách hàng tiềm năng đến với bạn, nhưng một trang blog bụi bặm, thông tin cũ kỹ thường không mang tin tốt lành. Hãy đủ lí trí để lựa chọn, một là xốc lại máy móc và đưa blog của bạn trở về quỹ đạo, ít nhất một tuần một lần. Còn không thì dẹp quách nó đi.

7. Đừng tỏ ra “nguy hiểm”:

Bạn sẽ không tin nổi có rất nhiều website chúng tôi đã tham khảo không có số điện thoại, địa chi, tên liên lạc, giá sản phẩm; hoặc nếu có thì cũng vô cùng khó khăn để nhìn thấy.

Kiểm tra lại điều này xem những thông tin tối quan trọng này có được biểu diễn rõ ràng trên website hay không. Có thể là làm cho font lớn hơn, viết hoa, hiển thị ở mọi trang, và chúng phải nằm ở ngay trên trang web chứ không phải chỉ nằm ở trong trang Liên hệ mà thôi.

Bạn có cập nhật website của mình gần đây không? Bạn nghĩ phần nào trong những thay đổi trên đây là cần thiết?