Trung Quốc chuẩn bị ra mắt thủy phi cơ lớn nhất thế giới ở Biển Đông

Theo tin tuc mới nhất Trung Quốc đã hoàn thành một chiếc thủy phi cơ lớn mang tên AVIC TA-600. Chiếc máy nay này có thể được sử dụng tại Biển Đông trong tương lai.

Công ty Máy bay Thương mại AVIC Chengfei đã hoàn thành một chiếc thủy phi cơ lớn mang tên AVIC TA-600. Đây là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển máy bay của Trung Quốc.

Huang Lingcai, nhà thiết kế chính của AVIC TA-600 rất phù hợp với việc tìm kiếm và cứu nạn ở ngoài khơi và có thể được sử dụng tại Biển Đông trong tương lai.

AVIC TA-600 là một trong ba loại máy bay lớn mà Trung Quốc đang phát triển và là chiếc máy bay đổ bộ lớn nhất thế giới. Chiếc máy bay sẽ đáp ứng nhu cầu chữa cháy của Trung Quốc  trong khu vực rừng và cho các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

Với trọng lượng cất cánh tối đa là 53,5 tấn, chiếc thủy phi cơ này có thể rút ra 12 tấn nước trong vòng 20 giây.

Trung Quốc chuẩn bị ra mắt thủy phi cơ AVIC TA-600 ở Biển Đông
Đầu của chiếc thủy phi cơ AVIC TA-600 tại Công ty Máy bay Thương mại AVIC Chengfei.

Theo AVIC, phần thân của máy bay AVIC TA-600 sẽ được đưa vào sản xuất trong thời gian này và máy bay sẽ được hoàn thành trong năm nay. Đầu năm 2016, TA-600 sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Đầu của máy bay TA-600 rất lớn và có thể được chia thành hai lớp. Chiếc máy bay này cao 4,75m và dài 9,5m với thân hình chữ V. Những yêu cầu về áp lực và sự cần thiết phải kín nước nên việc thiết kế và sản xuất chiếc thủy phi cơ này phức tạp hơn so với máy bay thông thường.

Ông Huang cho biết trọng lượng cất cánh tối đa của chiếc BE-200 của Nga và US-2 của Nhật là từ 40-45 tấn, trong khi chiếc Bombardier 415 Superscooper của Canada là khoảng 20 tấn. Huang nói rằng tổng thể chiếc AVIC TA-600 nang với những máy bay đổ bộ cổ điển nhưng các chức năng của nó thì mạnh hơn.

Chiếc máy bay là một phiên bản nâng cấp của máy bay tuần tra trên biển đổ bộ Harbin SH-5 và dự kiến sẽ trở thành một phần của một loạt các máy bay đổ bộ của Trung Quốc.

AVIC TA-600 có thể sử dụng phù hợp trong 75% -80% điều kiện thời tiết ở Biển Đông trong trường hợp xảy ra tai nạn liên quan đến một giàn khoan dầu, một tàu chở dầu hoặc tàu đánh cá ngoài khơi.

Thông thường, các tàu sẽ mất một khoảng thời gian dài qua biển, còn máy bay trực thăng có thể hoạt động không vượt qua bán kính khoẳng 500km. Trong khi đó, AVIC TA-600 có bán kính bay lên đến 1.000km và chỉ mất  2 giờ để tiếp cận mục tiêu rồi hạ cánh. Chiếc thủy phi cơ này có thể chở 50 người trong một chuyến đi. Điều này co nghĩa chiếc máy bay TA-600 sẽ được triển khai đi làm các nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ tầm xa.

Ông Huang cho biết chiếc máy bay này cực kỳ linh hoạt nên rất có triển vọng thị trường. Hiện đã có rất nhiều khác hàng bày tỏ sự quan tâm tới 17 chiếc máy bay, phần lớn đều đến từ các cơ quan lâm nghiệp, Cục quản lý Đại dương và Cảnh sát biển Trung Quốc. Chiếc máy bay có thể được trang bị cho binh lính đang đồn trú tại các đảo trên Biển Đông.

Nhật Bản đang tìm cách xuất khẩu US-2 cho Ấn Độ nhưng ông Huang nói rằng AVIC TA-600 chủ yếu là để hỗ trợ các nhu cầu tìm kiếm cứu nạn trong nước.

Nguồn: Tin tuc 24h – tintuc.vn